Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước phát triển. Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, cách điều trị và những hệ lụy liên quan sau khi điều trị căn bệnh này. Đã có không ít những băn khoăn về khả năng làm mẹ sau điều trị ung thư vú, hãy cùng Poliva tìm hiểu về chủ đề này.
1.Ung thư vú là gì ?
Ung thư vú là bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) phát triển trong các mô của vú. Những tế bào này có thể lây lan sang các mô, cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể ( di căn).Ung thư vú có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nữ giới.
2. Nguyên nhân gây ung thư vú
Yếu tố di truyền: Gen BRCA-I đột biến có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ những phụ nữ có gen đột biến này có nguy cơ cao bị ung thư vú và thường bị bệnh khi còn trẻ.
Yếu tố nội tiết: Ung thu vú dễ gặp ở những phụ nữ sinh con muộn,không sinh con, cho con bú dưới 6 tháng hoặc không cho con bú, những người dậy thì sớm ( <12 tuổi) và mãn kinh muộn ( <50 tuổi).
Yếu tố tuổi tác: Nguy cơ mắc ung thư vú tỷ lệ thuận với độ tuổi của bạn, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao.
Có tiền sử các bệnh tại vú: Như quá sản tuyến vú hoặc viêm vú trong khi sinh đẻ.
Các yếu tố khác: Thói quen hút thuốc lá, uống rượu, khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật, ít bổ sung hàm lượng vitamin, có tiền sử điều trị tia xạ ở ngực, béo phì và ít vận động cũng là những yếu tố bạn cần cảnh giác.
3. Các giai đoạn ung thư vú
Dựa vào mức độ xâm lấn và di căn của tế bào ung thư mà có thể chia ung thư vú làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn nhỏ (< 2cm) không lan đến các hạch bạch huyết cổ, tỷ lệ chữa khỏi là 90%.
Giai đoạn 2: Tế bào ung thư xâm lấn (từ 2-5cm) lan đến các hạch bạch huyết, tỷ lệ chữa khỏi khoảng 70%.
Giai đoạn 3: Gọi là là ung thư tiến triển cục bộ, các tế bào ung thư xâm lấn lớn (> 5cm) có sự lây lan đến nhiều hạch bạch huyết, cơ hội chữa khỏi khi ở giai đoạn này chỉ khoảng 40%.
Giai đoạn 4: Là hình thái tiến triển nhất của ung thư vú.Các tế bào ung thư đã lan rộng ra ngoài vú và các hạch bạch huyết di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như não, gan, phổi, xương.
4. Phương pháp điều trị
Tùy từng giai đoạn bệnh, sức khỏe của người bệnh và các yếu tố liên quan khác, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp phổ biến là gồm:
Phẫu thuật : phẫu thuật giữ nguyên tuyến vú, phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Hóa trị
Xạ trị
Điều trị nội tiết
5. Lời khuyên cho phụ nữ ung thư vú có nhu cầu làm mẹ
Theo nghiên các nghiên cứu phụ nữ có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú. Mang thai không làm tăng nguy cơ ung thư tái phát hay dị tật ở thai nhi, an toàn cho cả mẹ và bé.Tuy nhiên, bạn nên chờ đợi khoảng vài năm sau khi điều trị rồi mới mang thai và sinh bé. Khoảng thời gian chờ đợi phụ thuộc vào phương pháp điều trị, giai đoạn và độ tuổi của người phụ nữ.
Tốt nhất không nên có thai trong vòng 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị liệu. Sau 3-5 năm điều trị ung thu vú thành công là quãng thời gian lý tưởng để phụ nữ mang thai và sinh con.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét