Từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt đến lúc mãn kinh, tất cả phụ nữ đều ít nhất 1 đến 2 lần bị rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này kéo dài có thể gây vô sinh. Bài viết dưới đây tổng hợp tất cả điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt mà bạn cần biết để phòng tránh.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kì kinh nguyệt có nhiều diễn biến bất thường như: chậm kinh, kinh nguyệt đến sớm, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều so với mức bình thường (80-120ml/chu kì), vô kinh,v.v.
Những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
· Dậy thì
Hầu hết các bạn gái khi mới có kinh nguyệt thường không đều. Nguyên nhân là do bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện, cơ thể cần có thể thời gian để ổn dịnh và hình thành chu kì. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể kéo dài 2, 3 năm ở độ tuổi này.
· Stress
Căng thẳng liên tục một thời gian dài làm ảnh hưởng quá trình tuyến thượng thận tiết Estrogen và progesterone, 2 hocmon này đóng vai trò quan trọng trọng việc rụng trứng, gây ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
· Tuyến giáp kém hoạt động
Hocmon tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất nên rối loạn tuyến giáp dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Tuyến giáp hoạt động kém gây rối loạn kinh nguyệt
· Tăng hoặc giảm cân đột ngột
Cân nặng lên xuống thất thường, dinh dưỡng bị thiếu hụt hoặc dư thừa khiến cơ thể đáp ứng không kịp làm kinh nguyệt biến động, thường hay xảy ra ở người nhịn ăn để giảm cân, đôi khi lại xảy ra ở phụ nữ béo phì.
· Cho con bú
Thông thường phụ nữ cho con bú thường chậm có kinh và kinh nguyệt xuất hiện không đều sau khi có lại. Nguyên nhân là do việc nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm tần số rụng trứng, làm mất cân bằng nội tiết tố nữ và phải mất một thời gian sau kinh nguyệt mới đều lại.
· Buồng trứng đa nang
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc tình trạng buồng trứng đa nang trên 15%, buồng trứng đa nang làm tăng sản sinh estrogen gây ức chế rụng trứng, làm lớp niêm mạc tử cung dầy lên rồi bong ra, gây tình trạng chậm kinh, tắc kinh hoặc vô kinh.
Nồng độ estrogen cao ức chế rụng trứng làm mất kinh hoặc thay đổi thời gian kéo dài chu kì kinh.
· Sức khỏe yếu, thường xuyên dùng các thuốc điều trị
Khi cơ thể đề kháng yếu, đang điều trị bệnh và sử dụng một số thuốc kê đơn (các thuốc chống co giật, chống động kinh, trầm cảm) có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ sinh dục làm lượng kinh nguyệt ít hoặc nhiều hơn bình thường.
· Thời kì mãn kinh - tiền mãn kinh
Tiền- mãn kinh là thời kì mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Buồng trứng giảm hoạt động do vấn đề tuổi tác là điều khó tránh khỏi, yếu sinh lý nữ vì vậy trước khi mãn kinh phụ nữ thường bị rối loạn kinh nguyệt.
· Tập thể thao hoặc hoạt động quá sức
Hoạt động thể thao và làm việc quá sức làm cơ thể mệt mỏi, đau nhức,hao tổn thể chất, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị không đáp ứng kịp thời, rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những hệ lụy kèm theo.
Cơ thể mệt mỏi do hoạt động quá sức cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
· Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp có bản chất la hocmon tuyến yên liều cao được sử dụng khi có quan hệ không an toàn. Do cơ chế ức chế rụng trứng và ngăn cản trứng làm tổ trong tử cung nên thuốc có tác dụng phụ gây chảy máu âm đạo bất thường, rối loạn chu kì kinh nguyệt hoặc mất kinh, vô kinh.
· Thiếu hụt nội tiết tố
Các quá trình mang thai, sau sinh, cai sữa làm mất cân bằng và thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện rõ nhất qua tình trạng rối loạn kinh nguyệt, suy giảm ham muốn tình dục
Có thể nhận biết bản thân bị rối loạn kinh nguyệt qua các dấu hiệu: Kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài lâu ngày. Máu kinh nguyệt ít, ngày kinh ngắn. Nguyệt san đến sớm hơn hoặc muộn hơn binh thường. Tức ngực,đau đầu vú. Tính khí thất thường, dễ nổi cáu.
Rối loạn kinh nguyệt lâu ngày nếu không sớm được chữa trị sẽ gây hậu quả nghiêm trọng :
- Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn do mất kinh hoặc chu kì không ổn định, khó tính ngày rụng trứng để thụ thai
Rất khó xác định được ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không ổn định.
- Thiếu máu do kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài, chảy máu giữa chu kì.
- Nguy cơ mắc các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
Biện pháp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt:
Rối loạn kinh nguyệt có thể do yếu tố tâm lý hoặc bệnh lý.
- Điều trị nội khoa: Sử dụng đông y hoặc tây y, áp dụng cho các trường hợp bị mất cân bằng nội tiết tố bằng cách bổ sung các thực phẩm có bản chất hocmon cho cơ thể.
Poliva Eva được làm từ mầm đậu nành giúp bổ sung estrogen theo cơ chế nội sinh
- Điều trị tâm lý: Cách điều trị khá mới , áp dụng cho người bị rối loạn kinh nguyệt do căng thẳng và stress.
- Điều trị ngoại khoa: Phụ nữ gặp vấn đề về tuyến giáp, buồng trứng đa nang hoặc các bệnh lý phụ khoa được chỉ định can thiệp phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ biết cách để chăm sóc tốt sức khỏe sinh sản cũng như có một chu kì đều đặn nhé.
Bài viết hay:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét